Tâm sự của 1 sinh viên báo chí về thời dốt tiếng Anh

 “…
Lúc chị thi vào khoa mình mù mờ lắm. Lớp Quảng cáo đầu tiên của cả nước nên không có thông tin gì luôn. Chả biết sau này làm gì: đi phát dầu gội, khoan cắt bê tông hay làm biển quảng cáo nữa…? Cơ mà nghĩ mới chắc điểm thấp nên thi thôi. 🙂

Lại khổ cái, đầu vào lúc ấy lấy cả C và D, nên nghe tên xong ai cũng bảo PR – Quảng cáo năng động lắm, tiếng Anh giỏi lắm nhỉ? Sự thật là đứa nào đầu vào D thì đầu ra cũng có tí tiếng Anh gọi là, còn đứa nào C thì “mèo vẫn hoàn mèo”.
Biết sau này làm gì đâu, cứ học chuyên ngành với tham gia ngoại khóa nhiệt tình, vớ được việc làm thêm nào cứ thế mà triển, chả nghĩ cần học tiếng Anh làm gì luôn.
Thế mới có chuyện đầu năm 4, cô Hằng (lúc bấy giờ là trưởng khoa) thông báo K28 khoa mình được 2 suất học bổng Jenesys 2.0 – chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện tại Nhật Bản thì sôi cả lên.
Khỏi phải nói thì các em cũng biết lúc ấy Quảng cáo 28 nổi đình nổi đám thế nào, sáng tạo không biên giới luôn, với lại có nhiều cá nhân nổi bần bật. Một trong số đó là chị, nhưng khốn khổ rằng chị chẳng biết chữ tiếng Anh mù tịt nào. =))  Cô chủ nhiệm đe “Ngoài xét chuyên môn, thành tích, có thi vấn đáp tiếng Anh là điều kiện du học đấy nhé. Mấy đứa đủ tiêu chuẩn cố mà học để thi cho tốt vào, cơ hội không phải lúc nào cũng có đâu.
Cả khoa có 2 đứa lớp chị đủ điều kiện, Linh thủ khoa thì không nói. Còn chị lo tiếng Anh ngay ngáy nên xin nghỉ cả làm thêm lẫn hoạt động ngoại khóa để cày tiếng Anh.
Có 3 tháng là đến ngày thi!!!
on thi
Các thầy cô liên hệ cho mấy chỗ học pro luôn, rồi chỉ cho các kiểu ôn luyện thêm ở nhà nữa. Ngày nào cũng học tiếng Anh thôi rồi, mở mắt hay nhắm mắt đều thấy tiếng Anh. Hơn ôn thi đại học luôn.
Chị trang bị được kha khá vốn ngữ pháp và từ vựng rồi, cộng thêm đủ các mánh giữ điểm, cộng điểm mà thầy cô truyền cho… Cuối cùng cũng đến hôm thi…
Phần thi đọc – viết chị cũng tự tin lắm vì đa phần kiến thức vừa học xong, chắc qua được thôi. Nhưng đến đoạn phỏng vấn trực tiếp thì thôi rồi. Chị nghe bập bõm từ được từ không, chả hiểu các bác ấy nói ngôn ngữ gì đá thêm tiếng Anh hay sao ấy. Mồ hôi ra ướt áo, run đứng chả vững nên lắp bắp mãi không sao diễn đạt được hết đống lổn nhổn trong đầu. Họ cũng động viên, an ủi các kiểu bảo bình tĩnh nhưng càng thế chị càng như bị dội nước sau khi tra tấn.
Hôm chị nhận được kết quả thi…
Chuyên môn và thành tích thì ok rồi nhưng tiếng Anh thảm hại luôn, không đủ điểm vớt. Nhìn xong khóc như mưa. :’(  :’(  :’(
Những ngày sau chị như người mất hồn, chả thiết học hành gì. Chuỗi ngày chán nản kinh hoàng…
Nhưng mãi rồi cũng qua.
Chị định hướng lại cho bản thân: chuyên môn giỏi mà không ngoại ngữ cũng vứt.
Học kiểu nhồi sọ như vừa rồi tổn thọ vật nên giờ có thời gian phải học lại từ đầu. Học như đứa chưa biết gì, mù chữ luôn, xem cái đầu này có chứa được tiếng Anh không?
Xác định thế nên cũng chọn cách học nào nhẹ nhàng, mình chủ động học khi vào thôi, còn nghỉ lúc đến điểm dừng. Học trung tâm chỉ tốn tiền vì chị chẳng thể tuần 3 buổi đúng giờ là mở đầu nhét chữ vào được.
Lười học + không có năng khiếu ngoại ngữ khổ thế đấy.
Đang đuối vì tìm mãi chả có cách học nào phù hợp với các yêu cầu mình đề ra thì may sao hôm ấy anh Quân con thầy Huy du học ở Úc về nghỉ hè lên trường đón thầy. Tiện café, nghe chị kể lại nỗi nhục lớn nhất trong đời, anh bảo mai gửi thầy cho quà.
Hôm sau mở túi quà anh gửi là bộ đĩa Effortless English với lời nhắn “Nhờ cái này anh cũng mới hết câm, hết điếc trên đất Australia đấy. Chúc em sớm thành công”.
Xúc động chảy nước mắt, chả biết có hợp với đứa đầu bò như mình không nhưng học để không phụ một tấm lòng. <3 < 3
Ai ngờ đây đúng là cách học cho những đứa như chị, chả cần sách vở, giấy bút gì hết. Chủ động thích lúc nào học lúc ấy, chán lại nghỉ. Học theo kiểu tương tác với thầy A.J.Hoge bằng những câu chuyện hài hài, ngược đời đúng chất dân sáng tạo. Học vào y như những giờ ngoại khóa vừa học vừa chơi luôn. 😛
Cứ mày mò cày nát bộ đĩa trong suốt 6 tháng, chị nói được tiếng Anh lúc nào không biết. Chỉ nhớ hôm khoa tổ chức hội thảo cho tổ chức phi chính phủ INGO về truyền thông bảo vệ môi trường, thầy Huy khích “Học bao nhiêu cơm gạo mà không dám làm tình nguyện viên phiên dịch trong đợt này thì coi như thôi đấy.” Nhận lời làm vì câu nói của thầy mà chả kịp nghĩ gì nên chưa kịp run thì đã đứng trước mấy ông tây rồi.
Chả hiểu sao sau đợt ấy chị nhận được mail của tổ chức này mời về làm CTV, và 1 lời gợi ý sang Singapore làm việc sau khi tốt nghiệp.
Đời cứ thế lên thôi. :v :v
con duong thanh cong
Kinh nghiệm và cũng là đau thương lớn nhất của chị từ ngày còn học đến giờ chỉ gói gọn trong 2 chữ: TIẾNG ANH
Thất bại cũng nó.
Thành công cũng nó.
Tiếng Anh kém – mất suất học bổng ngon nhất. Tiếng Anh ngon lành – được đi làm cho tổ chức phi chính phủ và công việc mà trong mơ chị cũng chả biết mà mơ cơ.
Tóm lại là:
Khoa mình gần như đã trang bị đầy đủ kiến thức và sự máu lửa cho các em rồi. Đi đâu cũng trụ lại và khẳng định được mình. Chỉ có điểu các em phải khắc phục ngay truyền thống chết người của khoa mình là… dốt tiếng Anh.
Thằng nào cũng mơ là copywriter, phù thủy ngôn ngữ… nhưng chỉ của tiếng mẹ đẻ thôi, đụng đến ngoại ngữ là như rùa rụt cổ hết thì hỏng. Phải có ngoại ngữ mới học hỏi được cái hay của các nước tiên tiến mà theo họ, vì yêu cầu của ngành mình là phải theo xu hướng mới, không ở ao làng mãi được.
Chỉ theo nghề thôi hay ước mơ bay cao bay xa cũng đòi hỏi biết tiếng Anh hết.
Chị nghe nói từ khóa 32 nhà trường bắt có 5.0 IETLS mới được ra trường đúng không? Chị mong thế cho mấy đứa có động lực học chứ theo bài học xương máu của chị thì giờ nhà trường không bắt thì tương lai của mình bắt học tiếng Anh thôi.
Chúc các em thành công. Có gì cứ alo hoặc mail cho chị, rảnh chị reply lại nhá.
Previous
Next Post »